KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SỸ (27/7/1947 -27/7/2022) TRUYỀN THỐNG UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày thương binh liệt sỹ, UBND xã Tâm Thắng đã tổ chức buổi tọa đàm, gặp mặt 106 đồng chí là thương bệnh binh, gia đình có công với cách mạng và những nạn nhân chất độc da cam.
Ngày thương binh liệt sĩ (ngày 27 tháng 7) là một ngày lễ được tổ chức hàng năm nhằm tưởng niệm về những người thương binh, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến giành độc lập, bảo vệ tổ quốc.
Ngày lễ này được ghi nhận như là một biểu hiện của truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, ăn quả nhớ kẻ trồng cây ở Việt Nam. Qua đó tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về lòng biết ơn đối với những người có công với Cách mạng từ trước đến nay.
Với truyền thống đó, hàng năm vào dịp 27/7 UBND xã Tâm Thắng đều tổ chức các đoàn đến thăm hỏi động viên và tặng quà cho các đồng chí là thương bệnh binh, các gia đình chính sách và người người nạn nhân chất độc da cam.
Năm nay, nhân dịp 75 năm ngày Thương binh liệt sỹ ĐU – HĐND – UBND xã Tâm Thắng đã tổ chức buổi Tọa đàm gặp mặt các gia đình chính sách và thương bệnh binh và người người nạn nhân chất độc da cam. Tại buổi tọa đàm này, đồng chí Trần Thế Quang - BTĐU – CT UBND xã đã ôn lại lịch sử vẻ vang của dân tộc, truyền thống yêu nước. Đặc biệt cuộc đấu tranh chống Mỹ, chống Pháp, chống Fulro của đồng bào dân tộc tây nguyên.
Tâm Thắng là địa phương nằm trên hành lang chiến lược với trục đường quốc lộ 14 là huyết mạch nối Tây Nguyên với Nam Bộ, có Cầu Sêrêpôc với dấu ấn của những chận chiến quyết liệt của quân và dân ta, góp phần làm nên chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975. Đồng bào các dân tộc thiểu số 4 buôn đồng bào trên địa bàn xã luôn tin tưởng và một lòng một dạ theo cách mạng, đã hiến dâng 16 người con ưu tú hy sinh cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Đồng thời đây cũng là chiến trường mà nhiều đồng chí tại nhiều miền tổ quốc đã chiến đấu.
Sau chiến tranh, nhiều đồng chí đã lựa chọn địa phương làm quê hương thứ hai để sinh sống, tự hào là địa phương có 3 mẹ Việt Nam Anh Hùng, trong đó có 02 mẹ là người dân tộc thiểu số tại chỗ(đã từ trần), 41 gia đình thân nhân liệt sỹ, 19 thương binh, 7 bệnh binh, 40 người nhiễm chất độc da cam và 45 trường hợp là nạn nhân chất độc da cam gián tiếp. Mặc dù những năm gần đây kinh tế xã hội của địa phương có sự phát triển song đời sống của nhân dân nói chung, nhất là gia đình liệt sỹ, thương bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam trên địa bàn xã còn nhiều khó khăn thiếu thốn.
Trong thời gian tới: cấp ủy, chính quyền Địa phương tiếp tục tham mưu cho các cấp rà soát bổ sung hoàn thiện và thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách ưu đãi đối với người có công; tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội và thực hiện xã hội hóa, huy động nhiều nguồn lực chăm lo cho công tác an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững gắn với chăm lo gia đình chính sách, có công. Thường xuyên làm tốt công tác bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho lớp thanh thiếu niên để xây dựng địa phương tiếp tục vững mạnh, xứng đáng với sự huy sinh của các thế hệ cha anh đi trước, góp phần vào sự trường tồn của Dân tộc.
Tại buổi gặp mặt này, đồng chí BT Đảng ủy – CT UBND xã cũng nhấn mạnh những đóng góp to lớn của các đồng chí thương bệnh binh, các gia đình chính sách và nạn nhân chất độc da cam trong các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Địa phương luôn tin tưởng rằng, với truyền thống cách mạng, ý chí kiên cường, các đồng chí thương bệnh binh, các gia đình chính sách và nạn nhân chất độc da cam tiếp tục vươn lên, vượt qua nỗi đau thể chất và tinh thần, ổn định đời sống, không ngừng đóng góp hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp.